Trong thương mại quốc tế, việc nắm bắt rõ danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu là một yếu tố vô cùng đối với mỗi doanh nghiệp. Vào năm 2024, chính phủ Việt Nam đã đưa ra các quy định mới về danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu để kiểm soát chặt chẽ và đảm bảo an toàn cho xã hội. Như vậy, hãy cùng Yến China tìm hiểu rõ hơn về các mặt hàng nằm trong danh sách cấm được cập nhật mới nhất vào năm 2024 cũng như những hình thức xử phạt khi vi phạm thông qua bài viết này nhé!

Tổng hợp các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất 2024

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang mở rộng cửa khẩu để thu hút những nguồn đầu tư từ nước ngoài cũng như thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, để thắt chặt an ninh hiệu quả trong hoạt động giao thương và an ninh quốc gia, chính phủ Việt Nam đã liên tục cập nhật quy định về các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Dưới đây là tổng hợp danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu vào Việt Nam được cập nhật mới nhất vào năm 2024:

Xem thêm: 10 bước quy trình thủ tục nhập khẩu hàng từ Trung Quốc về Việt Nam

Tổng hợp các danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam mới nhất 2024

Tổng hợp danh mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Vũ khí, vật liệu nổ, đạn dược

Việt Nam áp dụng các quy định đối với việc cấm nhập khẩu các loại vũ khí, vật liệu nổ và đạn dược để đảm bảo an ninh quốc gia và trật tự xã hội. Các loại hàng hoá liên quan đến vũ khí, vật liệu nổ và đạn dược trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm:

  • Súng và các loại vũ khí cầm tay: Các loại súng trường, súng lục, súng săn và các loại vũ khí cầm tay.
  • Vật liệu nổ: Bao gồm các loại bom, mìn, lựu đạn và các thiết bị nổ khác.
  • Đạn dược: Tất cả các loại đạn dược, từ đạn súng trường, đạn súng lục đến đạn pháo, đều bị cấm nhập khẩu.
  • Linh kiện, phụ tùng vũ khí: Ngoài các loại vũ khí hoàn chỉnh, các bộ phận, linh kiện có thể lắp ráp thành vũ khí cũng bị cấm nhập khẩu. Linh kiện này bao gồm các bộ phận như nòng súng, báng súng, cò súng và các phụ tùng khác.

Những hàng hoá nêu trên đều là những sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, có nguy cơ gây ra những hoạt động phạm pháp và gây rối trật tự công cộng. Đối với các trường hợp đặc biệt như nhập khẩu để sử dụng trong các lực lượng vũ trang, cơ quan an ninh, hoặc các tổ chức được chính phủ cho phép, việc nhập khẩu vũ khí, vật liệu nổ và đạn dược phải tuân theo các quy trình kiểm tra và cấp phép nghiêm ngặt.

Vũ khí, vật liệu nổ, đạn dược thuộc danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam

Vũ khí là một trong những sản phẩm thuộc top đầu của danh mục hàng cấm nhập khẩu

Pháo các loại

Tất cả các loại pháo đều thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và phân phối vào Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn công cộng và duy trì trật tự xã hội. Danh mục này bao gồm pháo hoa, pháo nổ, pháo dây và các loại pháo khác. Pháo hoa, mặc dù thường được sử dụng trong các dịp lễ hội và sự kiện, nhưng có thể gây nguy hiểm lớn nếu không được quản lý chặt chẽ. Nguy cơ cháy nổ từ pháo hoa là rất cao, đặc biệt là trong những môi trường đông đúc, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.

Đối với những sự kiện đặc biệt cần sử dụng pháo hoa, các đơn vị tổ chức phải xin phép cơ quan Nhà nước và tuân thủ các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy. Các hoạt động này sẽ được giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan chức năng để đảm bảo không có rủi ro nào cho cộng đồng.

Xem thêm: Các bước thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc chi tiết

Hóa chất thuộc Bảng 1 theo Công ước

Trong năm 2024, Việt Nam tiếp tục duy trì và thắt chặt lệnh cấm nhập khẩu đối với những hóa chất độc hại được liệt kê trong Bảng 1 theo Công ước về việc cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học cùng với Phụ lục đi kèm, được ban hành theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ. Đây là một trong những hàng hoá nằm trong danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam được nhà nước kiểm soát nghiêm ngặt nhất nhằm duy trì an ninh quốc tế và đảm bảo sức khỏe, sinh mạng của công dân.

Hóa chất thuộc Bảng 1 theo Công ước về Vũ khí hóa học là những chất cực kỳ nguy hiểm, có thể gây chết người hoặc tổn thương nghiêm trọng. Các hóa chất này bao gồm chất độc thần kinh, khí độc và các hợp chất hóa học khác có thể sử dụng trong sản xuất vũ khí hóa học. Việc cấm nhập khẩu những hóa chất này nhằm ngăn chặn việc sản xuất và sử dụng vũ khí hóa học, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Hóa chất thuộc Bảng 1 theo Công ước thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam

Những loại hoá chất thuộc Bảng 1 theo Công ước thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu vì có thể gây nguy hại đến sức khoẻ con người

Hàng hóa tiêu dùng, thiết bị y tế và các phương tiện đã qua sử dụng

Tiếp theo trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu chính là những hàng hoá tiêu dùng, thiết bị y tế và các phương tiện đã qua sử dụng. Các hàng hoá ở từng danh mục cụ thể như sau:

  • Danh mục hàng hoá tiêu dùng: Các mặt hàng tiêu dùng cấm nhập khẩu thường là những sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn cho người sử dụng hoặc có thể gây hại đến sức khỏe. Đây có thể là các sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, sản phẩm có chất lượng kém, sản phẩm hóa mỹ phẩm không được kiểm định, hoặc các sản phẩm gây nguy cơ cho sức khỏe như thuốc lá, rượu bia, ma túy và các loại trò chơi cờ bạc.
  • Thiết bị y tế: Việt Nam yêu cầu các thiết bị y tế nhập khẩu phải được kiểm định chất lượng, an toàn và hiệu quả trước khi được sử dụng trong hệ thống y tế. Các thiết bị y tế nhập khẩu bao gồm máy móc y tế, dụng cụ y tế, vật liệu y tế, thuốc và vắc xin. Quy định này nhằm đảm bảo rằng các thiết bị y tế được sử dụng trong điều trị, chăm sóc sức khỏe đều đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và hiệu quả.
  • Các phương tiện đã qua sử dụng: Việc cấm nhập khẩu các phương tiện đã qua sử dụng như ô tô, máy móc cũng nhằm bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Các sản phẩm đã qua sử dụng thường có nguy cơ hỏng hóc cao, gây ra các vấn đề về an toàn và tiêu hao năng lượng.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam | Vận chuyển Trung Việt

Sản phẩm văn hóa thuộc hàng cấm phổ biến

Các sản phẩm văn hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam là những hàng hoá có nội dung vi phạm pháp luật Việt Nam, đi ngược lại với thuần phong mỹ tục và làm ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức, lối sống và sức khỏe tinh thần của cộng đồng. Những nội dung cấm phổ biến bao gồm:

  • Những sản phẩm có nội dung bạo lực, khủng bố, đồi truỵ và khiêu dâm.
  • Những sản phẩm cổ súy cho những tệ nạn xã hội.
  • Những sản phẩm có nội dung phản động, gây chia rẽ và phá hoại khối đoàn kết dân tộc.
  • Những sản phẩm chứa nội dung xuyên tạc lịch sử, văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

Việc cấm phổ biến và lưu hành các sản phẩm văn hóa có nội dung như trên nhằm bảo vệ sức khỏe tinh thần, đạo đức, lối sống của cộng đồng, đặc biệt là trẻ em, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh. Nếu cố tình nhập khẩu những hàng hoá có nội dung phản động, tuyên truyền bạo lực trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam bị cấm có thể bị xử phạt nghiêm trọng.

Sản phẩm văn hóa thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu phổ biến

Việc nhập khẩu và lưu hành những sản phẩm văn hóa đồi trụy sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật

Sản phẩm, thiết bị công nghệ đã qua sử dụng

Trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu theo Thông tư số 11/2018/TT-BTTTT, các sản phẩm và thiết bị công nghệ đã qua sử dụng cũng được đề cập đến. Những sản phẩm công nghệ thuộc danh mục cấm nhập khẩu hàng đã qua sử dụng thường bao gồm các thiết bị điện tử, máy móc công nghiệp, thiết bị điện gia dụng và các phụ tùng, linh kiện kỹ thuật. Các sản phẩm công nghệ này thường tiềm ẩn nguy cơ về an toàn và chất lượng do đã qua sử dụng.

Những quy định về cấm nhập khẩu các sản phẩm công nghệ đã qua sử dụng đều nhằm mục đích bảo vệ môi trường, giảm thiểu rủi ro về an toàn và đảm bảo chất lượng sản phẩm. 

Xem thêm: Dịch vụ chuyển hàng đi Trung Quốc – Vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc

Các sản phẩm xuất bản lưu hành phổ biến tại Việt Nam

Các sản phẩm xuất bản lưu hành, nằm trong phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông đều là những sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Những sản phẩm này được xác định cụ thể như sau:

  • Theo quy định của Luật Bưu chính, mọi loại tem bưu chính đều không được phép kinh doanh, trưng bày, trao đổi hoặc tuyên truyền tại Việt Nam. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và tính pháp lý của hệ thống bưu chính trong nước, cũng như giữ vững quyền lợi và trách nhiệm của Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc quản lý tem bưu chính.
  • Theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện, tất cả các thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện và vô tuyến điện phải đảm bảo tuân thủ các quy hoạch tần số và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan. Các thiết bị không đáp ứng được các tiêu chuẩn này sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam. Điều này nhằm bảo vệ sự an toàn và tính chất lượng của hệ thống viễn thông, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật về viễn thông và tần số vô tuyến điện.
Các sản phẩm xuất bản lưu hành phổ biến tại Việt Nam thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu

Sản phẩm xuất bản và lưu hành thuộc quyền quản lý của Bộ thông tin – Truyền thông thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Phương tiện vận tải có tay lái phía bên phải

Việt Nam áp đặt các hạn chế đối với việc nhập khẩu phương tiện vận tải có tay lái phía bên phải để đảm bảo an toàn giao thông và tuân thủ các quy định về việc lưu thông trên đường. Các biện pháp này được áp dụng nhằm giảm thiểu rủi ro giao thông và tăng cường an toàn cho người tham gia giao thông. Các loại phương tiện nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu bao gồm: 

  • Các loại phương tiện vận tải tay lái bên phải kể cả dạng tháo rời và được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu về Việt Nam đều nằm trong danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu. Ngoại trừ những loại chuyên dùng hoạt động trong các phạm vi hẹp và không tham gia giao thông như xe cần cẩu, máy đào kênh rãnh, xe quét đường, tưới đường, xe chở rác và chất thải sinh hoạt, xe thi công mặt đường, xe chở khách trong sân bay, xe nâng hàng trong kho, cảng, xe bơm bê tông và xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên.
  • Các loại ô tô, xe bốn bánh, và bộ linh kiện lắp ráp đã bị tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số động cơ.
  • Các loại ô tô, xe bốn bánh, và bộ linh kiện lắp ráp đã bị tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số động cơ.
  • Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng và xe gắn máy đã bị tẩy xóa, đục sửa hoặc đóng lại số khung, số động cơ.

Xem thêm: Dịch vụ chuyển hàng từ Hà Nội đi Quảng Châu | Gửi hàng đi Quảng Châu uy tín

Vật tư và phương tiện đã sử dụng

Các loại vật tư và phương tiện đã qua sử dụng cũng nằm trong danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam nhằm đảm bảo an toàn và chất lượng trong hoạt động vận tải. Các vật tư, phương tiện cụ thể thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu:

  • Các phụ tùng, động cơ, máy móc, khung gầm, lốp và các thành phần khác của ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và xe bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng.
  • Khung gầm của ô tô và máy kéo có gắn động cơ, kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới.
  • Các loại ô tô đã được thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu.
  • Các loại ô tô, rơ moóc, sơ mi rơ moóc và xe chở người bốn bánh có gắn động cơ đã qua sử dụng, trừ các loại chuyên dùng, loại quá 5 năm tính từ năm sản xuất đến năm nhập khẩu.
  • Các loại xe cứu thương.
Vật tư và phương tiện đã sử dụng thuộc danh mục cấm nhập khẩu hàng đã qua sử dụng

Các loại phương tiện đã qua sử dụng được liệt vào danh mục hàng hoá bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam

Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam là những hóa chất độc hại có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe con người và môi trường. Theo quy định tại Phụ lục III, Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017, Chính phủ đã liệt kê các loại hoá chất có tính chất nguy hiểm vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, bao gồm nhiều loại thuốc và các hợp chất công nghiệp có thể gây hại nghiệm trọng nếu không được quản lý và sử dụng đúng cách.

Việc cấm nhập khẩu các hóa chất trong Phụ lục III nhằm đảm bảo rằng các chất độc hại không xâm nhập vào thị trường trong nước, từ đó bảo vệ sức khỏe của người dân và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Đồng thời, điều này cũng giúp Việt Nam tuân thủ các cam kết quốc tế về quản lý hóa chất và bảo vệ môi trường, góp phần vào sự phát triển bền vững.

Xem thêm: Dịch vụ vận chuyển chính ngạch Trung Quốc về Việt Nam uy tín

Thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam

Thuốc bảo vệ thực vật được liệt vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam bởi những lợi thuốc này có độc tính vô cùng cao, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của con người và môi trường. Chi tiết về các loại thuốc bảo vệ thực vật bị cấm đã được chính phủ quy định chi tiết tại Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT.

Sử dụng những loại hóa chất này không chỉ gây nguy hiểm trực tiếp cho người lao động nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp và an toàn thực phẩm. Khi sử dụng các hóa chất này, dư lượng độc hại có thể tồn tại trong đất, nước và thực phẩm, từ đó gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng và động vật.

Thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục các mặt hàng cấm nhập khẩu

Thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu vì có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ

Mẫu động vật, thực vật hoang dã quý hiếm

Năm 2024, Việt Nam tiếp tục cấm nhập khẩu mẫu động vật và thực vật hoang dã quý hiếm nhằm bảo vệ đa dạng sinh học và ngăn chặn tình trạng buôn bán trái phép. Các mẫu động, thực vật hoang dã quý hiếm được quy định cụ thể như sau:

  • Việt Nam đã thiết lập các quy định nghiêm ngặt nhằm cấm nhập khẩu các mẫu động vật và thực vật hoang dã quý hiếm, đặc biệt là những loài được liệt kê trong Phụ lục I của Công ước CITES. Các quy định này nhằm bảo vệ các loài đang bị đe dọa tuyệt chủng và ngăn chặn việc buôn bán bất hợp pháp các loài động thực vật này cho mục đích thương mại.
  • Các mẫu vật tự nhiên hoặc sản phẩm chế tác từ các loài động vật quý hiếm như tê giác trắng, voi châu Phi và tê giác đen đều bị cấm nhập khẩu. Các loài này thường bị săn bắt và buôn bán do giá trị kinh tế cao từ các sản phẩm như sừng và ngà, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng.

Xem thêm: Nhập khẩu đường tiểu ngạch Trung Quốc là gì? Những lưu ý bạn cần biết

Phế liệu, phế thải làm lạnh dùng C.F.C

Các loại phế liệu hoặc phế thải làm lạnh chứa Chlorofluorocarbons (C.F.C) đều nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu và phân phối vào Việt Nam với mục đích bảo vệ môi trường và tuân thủ các cam kết quốc tế về kiểm soát các chất gây suy giảm tầng ozon. C.F.C chính là những hợp chất hoá học có khả năng gây hại nghiêm trọng đến tầng ozon, làm mất khả năng chống lại tia cực tím có hại từ mặt trời. Việc phế liệu và phế thải làm lạnh dùng C.F.C được quy định chi tiết theo Thông tư số 01/2013/TT-BTNMT và Thông tư số 15/2006/TT-BTNMT.

Sản phẩm và vật liệu có chứa Amiang nhóm Amphibole

Amiang nhóm amphibole là loại khoáng chất có cấu trúc dạng sợi, có khả năng gây ra các bệnh về đường hô hấp, bao gồm ung thư phổi và tràn dịch màng phổi. Vì nguy cơ gây hại đến sức khoẻ của người lao động và cộng đồng nên những sản phẩm và vật liệu có chứa Amiang nhóm Amphibole đã được liệt vào danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu.

Theo quy định của Thông tư số 25/2016/TT-BXD, việc nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh, sử dụng các sản phẩm và vật liệu có chứa Amiang nhóm Amphibole trái phép có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm và vật liệu có chứa Amiang nhóm Amphibole thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam

Nhập khẩu những sản phẩm có chứa amiang nhóm amphibole có thể bị xử phạt theo quy định của pháp luật tuỳ theo mức độ

Quy định về hình thức xử lý đối với hành vi nhập khẩu hàng hóa thuộc nhóm danh mục cấm

Để hạn chế triệt để tình trạng nhập những sản phẩm thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam, Nhà nước đã ban hành các hình thức xử phạt dựa vào quy định của Pháp luật tại Điều 36 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:

Hình thức xử phạt hành chính

Những cá nhân và tổ chức vi phạm các quy định về nhập khẩu hàng thuộc danh mục hàng cấm nhập khẩu sẽ phải đối mặt với các hình thức xử phạt khác nhau tùy theo mức độ và giá trị của hàng hóa vi phạm:

  • a) Phạt tiền từ 10.000.000 VND đến 20.000.000 VND đối với các trường hợp vi phạm có giá trị hàng hóa dưới 20.000.000 VND.
  • b) Phạt tiền từ 20.000.000 VND đến 30.000.000 VND đối với các trường hợp vi phạm có giá trị hàng hóa từ 20.000.000 VND đến dưới 50.000.000 VND.
  • c) Phạt tiền từ 30.000.000 VND đến 50.000.000 VND đối với các trường hợp vi phạm có giá trị hàng hóa từ 50.000.000 VND đến dưới 70.000.000 VND.
  • d) Phạt tiền từ 50.000.000 VND đến 70.000.000 VND đối với các trường hợp vi phạm có giá trị hàng hóa từ 70.000.000 VND đến dưới 100.000.000 VND.
  • đ) Phạt tiền từ 70.000.000 VND – 100.000.000 VND đối với hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100.000.000 VND trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Hình thức xử phạt bổ sung

Đối với các hành vi nhập khẩu hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, những tang vật vi phạm sẽ bị tịch thu trừ khi áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể theo quy định tại điểm a hoặc điểm b, khoản 3 điều này. Những biện pháp khắc phục này thường được áp dụng trong các trường hợp đặc biệt và có thể bao gồm việc tiêu hủy hoặc tái xuất khẩu hàng hóa vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.

Quy định về hình thức xử lý

Những mặt hàng thuộc các danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu sẽ bị tịch thu

Một số biện pháp khắc phục hậu quả nhập khẩu hàng cấm

Chính phủ Việt Nam đã áp dụng một số biện pháp để khắc phục hậu quả khi nhập những loại hàng thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu như sau:

  • a) Bắt buộc tiêu hủy các tang vật vi phạm gây nguy hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng hoặc môi trường. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ không được áp dụng khi có các biện pháp khắc phục hậu quả khác được chỉ định.
  • b) Bắt buộc phải đưa hàng hóa bị cấm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa vi phạm. Biện pháp này nhằm đảm bảo rằng hàng hóa không tiếp tục lưu hành trong nước và gây nguy hại.
  • c) Bắt buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi vi phạm. Việc này nhằm ngăn chặn các hành vi trục lợi từ hoạt động nhập khẩu hàng hóa cấm, đồng thời tạo ra sự răn đe đối với các cá nhân và tổ chức có ý định vi phạm.

Xuất – Nhập khẩu hàng Trung Quốc an toàn, chất lượng vào Việt Nam với Yến China Logistics

Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc xuất – nhập khẩu hàng hóa trở thành một phần không thể thiếu của hoạt động kinh doanh, giao thương quốc tế. Trong số các quốc gia mà Việt Nam thường xuyên thực hiện giao thương, Trung Quốc là một trong những đối tác hàng đầu, với ngành hàng đa dạng và giá cả cạnh tranh. Tuy nhiên, để đảm bảo việc nhập hàng và vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc vào Việt Nam diễn ra một cách thuận lợi và hiệu quả, việc lựa chọn một đối tác vận chuyển đáng tin cậy là điều vô cùng quan trọng.

Yến China Logistics là một trong những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín hàng đầu trên thị trường. Với nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực này, Yến China đã khẳng định được vị thế của mình trên thị trường Logistics Việt Nam thông qua việc cung cấp các dịch vụ nhập hàng Trung Quốc, vận chuyển hàng hóa chất lượng cao, đảm bảo an toàn và đáng tin cậy.

Đến với Yến China, chúng tôi đảm bảo cung cấp các chính sách dịch vụ chất lượng cao với tiêu chí luôn đảm bảo quyền lợi và đáp ứng linh hoạt mọi nhu cầu của khách hàng. Đội ngũ nhân viên tận tâm sẽ tư vấn cho khách hàng những dịch vụ phù hợp với nhu cầu cũng như đề cập đến khách hàng những mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu để hạn chế những vi phạm về pháp luật.

Ngoài ra, Yến China Logistics còn cam kết đảm bảo giá cả cạnh tranh và dịch vụ chất lượng, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí và tối ưu hóa quá trình nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam.

Xuất - Nhập khẩu hàng Trung Quốc an toàn, chất lượng vào Việt Nam với Yến China Logistics

Yến China Logistics là đơn vị vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam uy tín hàng đầu trên thị trường

Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp đầy đủ thông tin về các mặt hàng nằm trong danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu. Nếu quý khách có bất kỳ thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ thêm về những dịch vụ liên quan đến vận chuyển hàng hóa từ Trung Quốc về Việt Nam, hãy LIÊN HỆ NGAY với Yến China Logistics để được tư vấn nhanh chóng nhất.

Liên hệ Yến China Logistics ngay
Icon cate

Cài đặt công cụ đặt hàng

Tải ứng dụng Yến China

Thông tin ngân hàng

Nội dung chuyển khoản ghi rõ: NT+Số điện thoại đăng ký tài khoản Yến China

  • Logo bank
    Logo bank
    Nguyễn Anh Tú
    STK: 0971000027918
  • Logo bank
    Logo bank
    Nguyễn Anh Tú
    STK: 19910000709633